TẠO HÌNH TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LASER (Laser Hemorrhoidoplasty)
MỘT BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆN ĐẠI NHIỀU LỢI ÍCH
Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến nhiều kỹ thuật phẫu thuật đã được đề xuất cho đến nay mà không thể đạt được sự đồng thuận dứt khoát về việc sử dụng và chỉ định của chúng.
Bệnh trĩ là một bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh trĩ gây triệu chứng bệnh nhân phàn nàn về chảy máu, đau và tắc nghẽn và cách điều trị bao gồm từ các phương pháp cắt bỏ thông thường (cắt trĩ Milligan-Morgan hoặc Ferguson) cho đến các phương pháp Longo, triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm (THD), thắt mạch trĩ (HLA)...Tất cả các kỹ thuật này đều mang lại hiệu quả đã được chứng minh ở bệnh trĩ, nhưng có thể liên quan đến các biến chứng không thể bỏ qua, chẳng hạn như đau, chảy máu và hẹp hậu môn, đại tiện khẩn cấp, đau không thể chịu đựng được, mót rặn sau khi cắt trĩ . Vì vậy, vì sợ đau, biến chứng sau mổ cũng như sợ vết thương lâu lành sau mổ nên những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thường ngần ngại và trì hoãn phẫu thuật điều trị căn bệnh lành tính này.
Trên thế giới nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của phẫu thuật tạo hình trĩ bằng phương pháp laser (LHP) so sánh các kỹ thuật phẫu thuật kinh điển cũng như phẫu thuật hiện đại người ta thấy rằng
Phẫu thuật tạo hình trĩ bằng laser thực hiện được trên tất cả các giai đoạn bệnh trĩ với các ưu điểm:
- Ít đau rõ rệt hơn các phương pháp khác
- Thời gian mổ ngắn (10-30 phút)
- Thời gian nằm viện ngắn (1-2 ngày)
- Thời gian trở lại làm việc sớm (3-5 ngày)
- Mất máu ít (<20ml)
- Không gây rối loạn cảm giác vùng hậu môn trực tràng
- Ít biến chứng như hẹp hậu môn, rối loạn kích thích đại tiện, mất kiểm soát xì hơi
Tạo hình mô trĩ bằng laser (LHP) là phương pháp xâm lấn tối thiểu dùng năng lượng laser đốt nhánh mạch máu tận bên trong búi trĩ, gây co búi trĩ, không tác động đến niêm mạc và mô xung quanh cấu trúc giải phẫu vùng hậu môn
Kỹ thuật mộ vết rạch nhỏ 1-2mm vùng rìa hậu môn ngay vị trí dưới bũi trí đưa fiber laser vượt qua trên đường lược sử dụng xung năng lương 8-12W thời gian mỗi xung 3-4s vừa rút fiber ra vừa phát xung sử dụng đầu fiber hình nan quạt giúp triệt mạch trĩ rộng chỉ qua 1 vết chích nhỏ
Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiện cứu về kết quả điểu trị tạo hình bũi trĩ bằng laser với kết quả rất tuyệt vời.
Bạn muốn tư vấn điều trị trĩ bằng kỹ thuật tạo hình bũi trĩ bằng laser liên hệ bác sỹ để được tư vấn
Xem thông tin chi tiết
Quảng cáo bài viết
Tất cả cảm xúc:
21
Bạn, Lê hạnh, Thành Nhân và 18 người khác
NỨT KẼ HẬU MÔN
NỨT KẼ HẬU MÔN
Nứt hậu môn là một vết rách ở niêm mạc ống hậu môn. Nứt hậu môn là một bệnh khá phổ biến, nhưng thường bị nhầm lẫn với các tình trạng hậu môn khác, chẳng hạn như bệnh trĩ.
NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT HẬU MÔN
Các vết nứt thường do chấn thương niêm mạc bên trong hậu môn do đại tiện hoặc do các nguyên nhân khác làm giãn ống hậu môn. Điều này có thể do đại tiện phân táo hoặc phân kích thước lớn.
Bệnh nhân có cơ thắt hậu môn chặt có nhiều khả năng bị nứt hậu môn.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây nứt hậu môn bao gồm bệnh viêm ruột, nhiễm trùng hậu môn, chấn thương hoặc khối u.
TRIỆU CHỨNG
Nứt hậu môn thường gây ra cơn đau nhói bắt đầu khi đi đại tiện. Cơn đau này có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Do đó, nhiều bệnh nhân có thể cố gắng không đi đại tiện để tránh đau.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Máu đỏ tươi trên phân hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiêu
Mẩu da thừa gần vết nứt hậu môn thường xuất hiện vị trí 6h hoặc 12h tư thế nằm ngửa
ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT
Bác sĩ sẽ tư vấn về lợi ích và tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
Phương pháp điều trị bao gồm:
Chế độ ăn nhiều chất xơ và thực phẩm bổ sung chất xơ không kê đơn (25-35 gam chất xơ/ngày) để làm phân mềm, có hình dạng và đặc hơn.
Thuốc làm mềm phân không kê đơn giúp phân dễ đi ngoài hơn.
Uống nhiều nước hơn để giúp ngăn ngừa phân cứng và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
Tắm bồn nước ấm (tắm ngồi) trong 10 đến 20 phút, vài lần mỗi ngày (đặc biệt là sau khi đi tiêu để làm dịu vùng đó và giúp thư giãn các cơ thắt hậu môn). Người ta cho rằng điều này có thể giúp ích cho quá trình chữa lành.
Thuốc, chẳng hạn như lidocaine, có thể được bôi vào vùng da quanh hậu môn để giảm đau.
Các loại thuốc như diltiazam, nifedipine hoặc thuốc mỡ nitroglycerin giúp thư giãn cơ thắt hậu môn, hỗ trợ quá trình chữa lành.
Thuốc giảm đau gây nghiện nên tránh vì chúng có thể gây táo bón, khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
ĐIỀU TRỊ THỦ THUẬT VÀ PHẪU THUẬT
Mặc dù hầu hết các vết nứt hậu môn không cần phẫu thuật, nhưng các vết nứt mãn tính khó điều trị hơn và phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất.
Mục tiêu của phẫu thuật là giúp các cơ thắt hậu môn thư giãn, giúp giảm đau và co thắt, cho phép vết nứt lành lại.
Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm tiêm độc tố Botulinum vào cơ thắt hậu môn hoặc phẫu thuật cắt một phần bên trong của cơ thắt hậu môn (phẫu thuật cắt cơ thắt bên trong). Bác sĩ phẫu thuật đại tràng và trực tràng sẽ tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn và tư vấn về các rủi ro của thủ thuật.
Cả hai loại phẫu thuật này thường được thực hiện như các thủ thuật ngoại trú trong ngày
TIẾN TRÌNH SAU ĐIỀU TRỊ
Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc và các hoạt động hàng ngày sau phẫu thuật vài ngày. Quá trình lành hoàn toàn sau cả điều trị nội khoa và phẫu thuật có thể mất từ 6 đến 20 ngày. Ngay cả khi cơn đau và chảy máu giảm đi, điều quan trọng là phải duy trì thói quen đại tiện tốt và ăn chế độ ăn nhiều chất xơ. Tiếp tục đi ngoài cứng hoặc phân lỏng, sẹo hoặc co thắt cơ hậu môn bên trong có thể làm chậm quá trình lành.
Tiêm Botox có thể chữa lành các vết nứt hậu môn mãn tính ở 50% đến 80% bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt cơ thắt thành công ở hơn 90% bệnh nhân. Mặc dù không phổ biến, thủ thuật này có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hoàn toàn khí hoặc nhu động ruột của bệnh nhân.
THẮT BŨI TRĨ BẰNG VÒNG CAO SU
THẮT BÚI TRĨ LÀ GÌ?
Thắt búi trĩ là thủ thuật điều trị bệnh trĩ bằng cách sử dụng vòng cao su hoặc sợi chỉ để thắt búi trĩ lại. Biện pháp này giúp ngăn chặn máu lưu thông đến nuôi các búi trĩ, tạo thành mô sẹo xơ cứng dính vào lớp dưới niêm mạc. Vì vậy, nó sẽ giúp cố định vùng hậu môn, hỗ trợ bảo vệ lớp đệm hậu môn.
Đây là phương pháp triệt để nhưng chỉ tốt với loại trĩ có cuống dài. Ngược lại, loại trĩ vòng quanh hậu môn rất khó thắt, nếu thắt rất dễ xảy ra biến chứng đau, chảy máu.
Thông thường, thủ thuật thắt búi trĩ được chỉ định cho các bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 sau khi đã được điều trị bằng các phương pháp nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập nhưng không hiệu quả.
Bên cạnh đó, phương pháp thắt búi trĩ cũng CHỐNG chỉ định với các trường hợp:
Bệnh nhân mắc trĩ nội độ 3, trĩ nội độ 4, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng bởi đây là các loại bệnh trĩ nặng, búi trĩ to nên khó thắt chặt búi trĩ, búi trĩ dễ tuột khiến việc điều trị không hiệu quả
Bệnh nhân có nhiễm trùng hậu môn
Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn đông máu
Búi trĩ không đủ mô để có thể kéo vào lòng dụng cụ thắt trĩ
QUY TRÌNH THỰC HIỆN THẮT BÚI TRĨ NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên tắc của thủ thuật thắt búi trĩ là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ phía dưới niêm mạc, cố định ống hậu môn và bảo tồn lớp đệm hậu môn.
Trước khi thực hiện thắt búi trĩ người bệnh nên tìm hiểu kỹ phương pháp và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín. Thắt búi trĩ tuy là thủ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi cần phải có độ chính xác cao, thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.
Quy trình thực hiện phương pháp thắt búi trĩ bao gồm các bước:
Người bệnh nằm sấp hoặc nằm ngửa, nghiêng bên phải hay trái theo yêu cầu của bác sĩ điều trị
Đặt ống nội soi tiến hành thăm hậu môn, xác định lại và chẩn đoán các búi trĩ cần thắt.
Lau sạch vùng ống hậu môn bằng thuốc bôi khử khuẩn Betadine, nếu có ít phân có thể đặt một miếng gạc đẩy về phía trực tràng và lấy ra sau khi xong thủ thuật.
Đặt lại ống soi hậu môn và dụng cụ thắt trĩ vào, dùng kìm hoặc máy hút để kéo búi trĩ vào ống hình trụ, bật lẫy cho vòng cao su ông vào gốc búi trĩ. Có thể thắt 1 – 3 búi trĩ trong một lần điều trị
Thông thường, bác sĩ sẽ thắt trên đường lược ít nhất 5mm để không gây đau đớn cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng choáng thì cần tiến hành điều trị ngay.
Tùy theo từng trường hợp bác sĩ có thể chích xơ thêm ở trên và ở dưới vòng cao su để siết chặt hơn vòng cao su. Búi trĩ sẽ tự động teo lại, hoại tử và rụng dần trong khoảng vài tuần sau khi thắt.
Thắt búi trĩ bao lâu thì búi trĩ rụng
Thông thường, búi trĩ sau khi bị chặn nguồn máu nuôi dưỡng sẽ tự rụng đi trong khoảng 7 - 15 ngày. Khi búi trĩ rụng, cơ thể sẽ điều tiết đẩy cả búi trĩ bị rụng và vòng cao su theo phân ra ngoài.
Trong thời gian búi trĩ chưa rụng, mỗi lần người bệnh đi đại tiện có thể thấy một chút máu ra ngoài theo phân, tuy nhiên đây không phải triệu chứng đi ngoài ra máu của bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cảm giác hơi đau hoặc đau, khó chịu ở trực tràng do phân chà sát qua búi trĩ bị thắt để đi ra ngoài.
Chăm sóc người bệnh sau khi thực hiện thắt búi trĩ
Sau khi thắt búi trĩ bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận để giúp hồi phục nhanh và tránh biến chứng. Đối với mỗi bệnh nhân sẽ có những phản ứng khác nhau tùy thuộc cơ địa và tình trạng bệnh.
Một số trường hợp có thể khỏe lại và sinh hoạt bình thường ngay, ngược lại, một số trường hợp cần nghỉ ngơi tại giường trong khoảng 2 – 3 ngày. Thông thường, sau khoảng 1 - 2 tuần búi trĩ sẽ teo lại hoại tử, rụng và liền sẹo. Trong thời gian đó, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sau:
Đứng dậy từ từ sau khi thực hiện thủ thuật thắt búi trĩ
Trong 48 - 72h đầu tiên, khi có cảm giác mắc rặn đại tiện, bệnh nhân cần ngồi ngâm nước ấm trước khi đi
Sau khi thực hiện thắt búi trĩ, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau ở vùng bụng dưới, muốn đi đại tiện… Tuy nhiên nếu các dấu hiệu này không tự hết hoặc có dấu hiệu nặng lên, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời
Nên vệ sinh hậu môn hàng ngày bằng nước ấm pha muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn betadine 10%
Mỗi lần ngâm rửa hậu môn xong cần lau khô bằng khăn mềm, không để hậu môn ẩm ướt để tránh nhiễm trùng
Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sưng viêm… theo chỉ định của bác sĩ để quá trình làm teo rụng búi trĩ đạt hiệu quả
Trong tuần đầu tiên, bệnh nhân nên kiêng tất cả các hoạt động nặng để tránh gây tụt búi trĩ
Trong 1 tuần đầu, bệnh nhân cần ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp để việc đi đại tiện được dễ dàng, bệnh nhân không rặn nhiều
Trong một số trường hợp cần dùng thuốc nhuận tràng để tránh táo bón
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý và thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện 1 số một số dấu hiệu bất thường như:
Bị tuột vòng cao su quá sớm
Sau khi thắt búi trĩ xong bị chảy máu nhiều
Chảy máu đỏ tươi nhiều sau khi thấy búi trĩ rụng, bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt
Búi trĩ bị nhiễm trùng với các triệu chứng: sốt cao 38 độ trở lên, bí tiểu, đau nhiều và khó chịu vùng trực tràng, hậu môn
THẮT BÚI TRĨ CÓ GẶP BIẾN CHỨNG KHÔNG?
Mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh nhân sau thủ thuật thắt búi trĩ vẫn có thể gặp một số biến chứng như:
Bệnh nhân bị đau nhiều do không đáp ứng với các phương pháp giảm đau áp dụng sau khi thắt trĩ. Hoặc do thắt quá sát với những vùng chứa nhiều thụ thể cảm nhận được đau ở trong ống hậu môn, trường hợp này phải tháo dây thắt lại. Nếu làm đúng kỹ thuật, bệnh nhân sẽ không đau, có thể về sau 15 phút nghỉ ngơi
Chảy máu hậu môn
Bí tiểu
Nhiễm trùng vùng chậu, hậu môn, để nặng có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết
Nhiễm khuẩn nặng: với 3 dấu hiệu sốt cao, đau nhiều, bí tiểu
Tuột dây thun do đi ngoài sớm, cần thắt lại
Xuất hiện cục máu đông, khoảng 5% bệnh nhân, lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ cục máu đông
Nứt búi trĩ dẫn đến nứt hậu môn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tiến hành giảm đau hoặc phẫu thuật
Bị chảy máu khi rụng búi trĩ
Tắc mạch trĩ
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh nhân nên thăm khám và thực hiện thủ thuật thắt búi trĩ tại các cơ sở y tế uy tín với các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn - Trực tràng có tay nghề cao, để tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy đến.
THẮT BÚI TRĨ CÓ ĐAU KHÔNG?
Thắt búi trĩ có đau không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân trĩ. Vì thủ thuật thắt búi trĩ là cách cột búi trĩ chung với da quanh hậu môn nên đa số các bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật đều cảm thấy rất đau.
Ngoài ra, đối với những trường hợp bị ngứa hậu môn kèm theo các cơn đau kéo dài do co thắt gần đường lược hay thắt nhiều phần hậu môn và da nhạy cảm thì bệnh nhân phải đi cắt bỏ vòng cao su, tiến hành thắt lại.
Tại những vị trí thắt búi trĩ thường để lại sẹo từ đó giữ cho các tĩnh mạch không bị phình tại ống hậu môn. Trong quá trình thắt, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân có cảm thấy thun thắt quá chặt hay không? Nếu thấy đau nhiều, bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc gây tê ở các vị trí đã thắt.
Sau khi tiến hành thủ thuật, người bệnh sẽ có thể cảm thấy đau và thấy đầy ở vùng bụng dưới, hoặc thỉnh thoảng có cảm giác buồn đại tiện.
THẮT BÚI TRĨ SAU KHI KHỎI CÓ TÁI PHÁT KHÔNG?
Không riêng thủ thuật thắt búi trĩ bằng cao su mà các phương pháp điều trị trĩ khác như uống thuốc điều trị nội khoa hay phẫu thuật trĩ đều có thể tái phát trĩ trở lại nếu người bệnh không thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Chính vì vậy, để phòng ngừa trĩ tái phát, người bệnh nên lưu ý thay đổi các thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống như:
Tăng cường ăn các loại rau xanh và chất xơ trong mỗi bữa ăn
Bổ sung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, ngừ, rong biển…
Uống đủ 1,5 - 2l nước mỗi ngày
Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ để tránh táo bón
Hạn chế ngồi xổm quá lâu hoặc vận động mạnh để tránh sa búi trĩ
Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào giờ cố định, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy
Không ngồi làm việc quá lâu, nên đứng lên đi lại sau khi ngồi khoảng 1 giờ
Làm sạch hậu môn sau khi đi đại điện bằng cách dùng khăn ướt hoặc miếng bông để giảm cọ xát
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng 30 - 1h mỗi ngày: đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh…
Số người tiếp cận bài viết: 38
Tất cả cảm xúc:
7
Bạn, Thanh Thanh, Phòng Khám Bác Sỹ Ánh Medclinic và 4 người khác
Phòng khám Medclinic khám ngoài giờ, nhận khám, kê đơn miễn phí cho tất cả các bệnh nhân có nghi ngờ mình bị bệnh trĩ, các bệnh của hậu môn trực tràng.
Thực hiện các thủ thuật về can thiệp bệnh trĩ, rò hậu môn, áp xe cạnh hậu môn, nứt kẽ hậu môn, hẹp hậu môn, bệnh rối loạn đồng vận cơ hậu môn ( Anismus)..
Khi nào thì có chỉ định điều trị trĩ bằng thủ thuật:
- Trĩ nội sa ra ngoài kèm theo đau ngứa, rát, khó chịu ở hậu môn.
- Trĩ có biến chứng chảy máu dai dẳng gây thiếu máu.
- Trĩ có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn.
- Trĩ kèm theo nứt, dò, viêm quanh hậu môn.
- Trĩ có biến chứng huyết khối, viêm, phù nề, nghẹt hoại tử, đau
- Trĩ kết hợp với sa niêm mạc trực tràng (trĩ vòng)
Tại sao lại chọn phòng khám Medclinic là nơi khám bệnh trĩ
Với kinh nghiệm trên 15 năm, đã từng mổ >1000 ca bệnh. Thực hiện được hầu hết các kỹ thuật điều trị vê bệnh trĩ và các bệnh khác của hậu môn trực tràng
Thủ thuật cắt trĩ có đau không?, thời gian bao lâu ?
Thủ thuật cắt trĩ tùy vào tình trạng trĩ và phương pháp điều trị trĩ thông thường 15-30 phút
Lúc thực hiện thủ thuật bệnh nhân được gây tê nên không đau, khi gây tê và sau khi thoát tê bệnh nhân có thể có đau mưc độ đau ít hay nhiều tùy thuộc vào từng bệnh nhân, sau thủ thuật bệnh nhân được uống giảm đau hoặc sử dụng giảm đau trực tiếp vào hậu môn sau thủ thuật
TRĨ LÀ GÌ ?
Là sự phồng lên hoặc giãn ra của tĩnh mạch vùng thấp trực tràng hoặc ống hậu môn
Người xưa có câu thập nhân cửu trĩ ( 10 người chín người trĩ) thể hiện sự phổ biến của trĩ
Thực chất sự phồng giãn lên của các bũi trĩ vùng thấp trực tràng và hậu môn là sinh lý, các bũi trĩ này có tác dụng như một lớp đệm đàn hồi vùng hậu môn giúp cho hậu môn không có cảm giác đang đóng thắt cơ hậu môn do chúng ta luôn luôn đóng hậu môn nhưng không hề cảm nhận mình đang đóng hậu môn.
Các bũi tĩnh mạch trĩ phồng giãn được coi là bệnh khi có các triệu chứng như sa nhiều ảnh hưởng tới đại tiện, chảy máu, viêm đau, tắc mạch, hoại tử, sa liên tục ngoài hậu môn, sa ngoài hậu môn bất tiện khi đại tiện phải đẩy lên…
ĐIỀU TRỊ TRĨ KHI NÀO ?
Với lợi ích của lớp đệm hậu môn (trong đó có các tĩnh mạch trĩ) khi các bũi trĩ giãn được được gọi là bệnh lý trên.
Vì trĩ ngoại ít có chỉ định điều trị nên chủ yếu trình bày điều trị trĩ nội trong bài này
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ?
Với mục đích tăng chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân có bệnh trĩ và bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ đảm bảo lớp đệm hậu môn không bị triệt tiêu sau điều trị.
Điều trị bảo tồn luôn được đề cập trước tiên, đáp ứng tốt với trĩ nội độ I, II và được sử dụng cho trĩ nội độ III, IV chưa có điều kiện phẫu thuật.
Nội khoa:
- Ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, vận động thường xuyên, tập đi tiêu mỗi ngày, đúng giờ, thoải mái; tránh đi tiêu bón, khó, tiêu chảy, kiết lỵ phải rặn nhiều và ngồi lâu, không sử dụng rượu bia, thuốc lá
- Sử dụng các chế phẩm chất xơ qua đường uống
- Dùng thuốc để trị bón, kiết lỵ
- Thuốc thuộc họ Flavonoides như Daflon nhằm điều trị bó tĩnh mạch giãn
-Các chế phẩm sử dụng tại chỗ (kem bôi), mặc dù được sử dụng rộng rãi, chưa chứng minh được hiệu quả rõ ràng.
Thủ thuật:
-Thắt búi trĩ bằng dây thun.
-Tiêm xơ bũi trĩ.
-Huỷ búi trĩ bằng đốt nhiệt, đốt điện (bipolar), đốt lạnh (cryosurgery), đốt bằng sóng cao tần, đốt bằng tia hồng ngoại, bằng laser
-Thắt động mạch chính của búi trĩ
-Nong ống hậu môn (phương pháp Lord)
Phẫu thuật:
o Chỉ định mổ được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Trĩ nội sa ra ngoài kèm theo đau ngứa, rát, khó chịu ở hậu môn.
- Trĩ có biến chứng chảy máu dai dẳng gây thiếu máu.
- Trĩ có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn.
- Trĩ kèm theo nứt, dò, viêm quanh hậu môn.
- Trĩ có biến chứng huyết khối, viêm, phù nề, nghẹt và hoại tử.
- Trĩ kết hợp với sa niêm mạc trực tràng (trĩ vòng)
o Các kỹ thuật thường được làm
+ Cắt trĩ khâu kín theo phương pháp Ferguson
+ Cắt trĩ để hở theo phương pháp của Milligan và Morgan
+ Cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo)
+ Cắt trĩ vòng theo phương pháp Whitehead (hiện nay ít làm vì tàn phá lớp đệm và để lại di chứng đó là hậu môn ướt)
KẾT QUẢ
Đang có nhiều quan điểm điều trị chưa thống nhất về điều trị bệnh trĩ.
Có quan điểm là triệt tiêu toàn bộ các bũi trĩ và lớp đệm hậu môn sa, có quan điểm là điều trị trĩ khi trĩ được gọi là bệnh lý, lý tưởng nhất là điều trị trĩ trở về trạng thái các bũi trĩ ở mức độ sinh lý là tốt nhất.
Với các phương pháp triệt tiêu trĩ hoàn toàn phần lớn sẽ làm tổn thương tới lớp đệm hậu môn, có thể tổn thương cả thần kinh chi phối hậu môn, tổn thương tới cả lớp cơ đóng mở hậu môn.
Vì vậy điều trị trĩ chưa thật sự thống nhất phương pháp nào là tốt nhất, phương pháp nào là hiệu quả nhất, ít biến chứng nhất.
Kỹ thuật điều trị trĩ hiện là dựa vào tình trạng bệnh mức độ bệnh, các tổn thương phố hợp kèm theo.
Vì vậy điều trĩ hãy để bác sỹ chuyên môn chọn cho bạn kỹ thuật phù hợp và hiệu quả nhất, đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn.
Bạn cần tư vấn điều trị ?
THUỐC LÁ VÀ BỆNH TRĨ
Một nghiên cứu đối chứng được thực hiện năm 2019 nghiên cứu 242 đối tượng và tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hút thuốc và bệnh trĩ (p < 0,05) với nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người hút thuốc cao gấp 2,4 lần so với người không hút thuốc
Qua nghiên cứu các mẫu sinh thiết mạch trĩ trên giải phẫu người ta thấy rằng hầu hết các mạch trĩ bị viêm trầm trọng thành mạch mất co giãn mất sự đàn hồi
Nhiều nghiên cứu về tác hại của nicotin trên thành mạch làm viêm nội mạc mạch làm tăng gắn kết các yếu tố hữu hình vào thành mạnh.
Ngoài cơ chế trên còn có nhiều cơ chế về sự thiếu hụt ô xy, cơ chế ức chế hoạt động tổng hợp oxit nitric...
Qua rất nhiều trường hợp phẫu thuật bệnh trĩ những người có tiền sử hút thuốc hoặc đang hút thuốc đặc điểm các bũi trĩ thường có tính chất căng mỏng, dễ chảy máu, dễ bị tái phát bệnh trĩ sau thủ thuật.
Với những bệnh nhân bị trĩ mà đang hút thuốc thì sau khi bỏ thuốc điều trị bằng nội khoa hiệu quả điều trị rất cao
Vì vậy !
Nếu bạn bị bệnh trĩ đang hút thuốc bỏ thuốc cũng là một biện pháp điều trị hiệu quả
Một ca trĩ phẫu thuật hôm qua trên bênh nhân tiền sử hút thuốc nhiều năm các bũi trĩ suy giãn dát mỏng, nguy cơ chảy máu sau thủ thuật cao, nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cũng tăng cao nếu bệnh nhân vẫn hút thuốc